- Năm 15 tuổi, cha mất, ông phải lưu lạc vào Sài Gòn kiếm sống bằng cây đàn với một nhạc sĩ mù khác. Thương hoàn cảnh người bạn đồng hương, nhạc sĩ Đức Nội mời ông làm trưởng ban nhạc Hồ Gươm trình diễn cho Đài tiếng nói quân đội với các ca sĩ trẻ. Trong thời gian này, ông đã sáng tác nhiều bài gửi cho các nhà phát hành nhạc nhưng chưa được chú ý mấy.
- Bài hát nổi tiếng Quen nhau trên đường về được ông sáng tác dựa vào điệu nhạc... một đám ma & hình ảnh một quân nhân trẻ từ biệt người yêu trên chuyến tàu ra miền Trung. Chính nhờ bài hát này mà ông đã được hãng đĩa hát Sóng Nhạc ký độc quyền thâu âm các tác phẩm.
- Sau hơn hai năm sống lay lắt khắp các nẻo đường Sài Gòn, ông thật sự bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình với một số bài ít nhiều được tầng lớp khán giả bình dân Sài Gòn chú ý như bài tango Rượu hồng chị bước sang ngang, Nói với người tình.
- Sau 1975, ông về Phú Lộc - Sóc Trăng sống bằng nghề sửa ô dù, đời sống cực kỳ khó khăn, vất vả. Tuy vậy, nói về chuyện nhạc, ông được thanh niên cũng như lớp người già trong xóm vô cùng thương yêu, kính nể.
- Ông qua đời âm thầm ngày 30 tháng 3 năm 2008.
-Nhạc sĩ Thăng Long sáng tác khoảng 60 ca khúc, tiêu biểu như:
- Chuyện hai đứa
- Đêm đom đóm
- Đêm mưa Sài Gòn (thơ Kim Tuấn)
- Độc thoại
- Gió khuya
- Giọt mưa khuya
- Giã biệt tình yêu
- Giã từ gác trọ
- Gửi một người (Thăng Long - Trúc Sơn)
- Khuya nay em về đâu
- Kiếp giang hồ
- Lá thư ban đầu (Thăng Long - Chiêu Tranh)
- Lá thư đầu năm
- Lịch sử Việt Nam 1, 2, 3
- Lênh đênh một con thuyền
- Mưa khuya
- Mưa về sáng
- Nếu biết được lòng anh
- Nếu biết tình yêu
- Người về từ đỉnh núi (Thăng Long - Dzu Tử)
- Nói với người tình (Thăng Long - Trúc Sơn)
- Quen nhau trên đường về
- Rượu hồng chị bước sang ngang (thơ Nguyễn Bính)
- Tàn đêm vũ trường
- Trở về gác trọ
No comments:
Post a Comment