Khóc mà chi, yêu thương qua rồi
Than mà chi, có ngăn được xót xa
Tiếc mà chi, những phút bên người
Thương mà chi, nhắc chi chuyện đã qua.
Than mà chi, có ngăn được xót xa
Tiếc mà chi, những phút bên người
Thương mà chi, nhắc chi chuyện đã qua.
Anh giờ đây như là chim
Rã rời cánh biết bay phương trời nào
Em giờ đây như cành hoa
Trót tả tơi đón đưa ngọn gió nào.
Rã rời cánh biết bay phương trời nào
Em giờ đây như cành hoa
Trót tả tơi đón đưa ngọn gió nào.
Mình nào ngờ, tình rơi như lá rơi
Người tình đầy, vòng tay ôm quá lơi
Để giờ này một người khóc đêm thâu
Một người nén cơn đau nghe mưa mà cúi đầu.
Thế là hết, nước trôi qua cầu
Đã chìm sâu những tháng ngày đắm mê
Thôi đành quên, những tiếng yêu đầu
Những lời yêu ấy nay đã quá xa.
Nẻo đường cũ giăng đầy mưa
Khuất mù lối khiến lên tình đành lỡ
Ta giờ đây như rừng thu
Nắng liệng với chiếc lá vàng cuối mùa.
http://youtu.be/XWTRd2QUhts (Ngọc Lan pre 75)
http://youtu.be/k67BE1bXptw (Ngọc Lan)
http://youtu.be/vApFY38vVCw (Dương Triệu vũ)
http://youtu.be/w1pu_3YUMu8 (Trần thái hòa)
http://youtu.be/11vd77MHFAg (Khánh Hà)
http://youtu.be/21uNW5bC3XQ (Kim Anh)
http://youtu.be/XF_fDhNa1Uo (Thái Châu)
- “Cho Người Tình Lỡ” là một tình khúc nổi tiếng của cố nhạc sỹ Hoàng Nguyên sáng tác, sau khi ông bị đày đi Côn Đảo vào năm 1957 vì tham gia trong phong trào kháng chiến chống Pháp.
"... Ở Côn Sơn, thiên tình sử của người nghệ sỹ Hoàng Nguyên mở đầu với cảnh tình éo le và tan tác. Là một tài hoa đa dạng, người tù Hoàng Nguyên được vị Chỉ Huy Trưởng đảo Côn Sơn mến chuộng nên đã đưa chàng ta về tư thất dạy Nhạc và Việt văn cho ái nữ ông, tên H. năm đó khoảng 19 tuổi... Mối tình hai người nhóm lên vũ bảo. Trăng ngàn sóng biển đã là môi trường cho tình yêu ngang trái nầy nẩy nở.
Chợt khi người con gái của Chúa Đảo mang thai. Mối tình hai nhịp so le bị phát giác. Để giữ thể thống cho gia đình. Vị Chúa Đảo giữ kín chuyện nầy và chỉ bảo riêng với người gây ra tai họa là nhạc sỹ Hoàng Nguyên: ông ta đòi hỏi Hoàng Nguyên phải hợp thức hóa chuyện lứa đôi của hai người với điều kiện vận động cho người nhạc sỹ được trả tự do..."
Đứng trước hoàn cảnh tiến thối lưỡng nan, Hoàng Nguyên phải hứa để đáp ứng điều kiện nhằm gỡ danh dự cho gia đình vị Chúa Đảo.
Hoàng Nguyên được trả tự do, trở về Sài Gòn, lên Đà Lạt thăm lại trường cũ. Dù rất yêu thích thành phố cao nguyên, song cuộc sống không được thoải mái nên chàng về ở Sài Gòn. Tuy đã hứa và "Đây là mối tình lớn của người nghệ sỹ. Nhưng cánh chim bằng yêu chuộng tự do và nghệ thuật, Hoàng Nguyên không dám trở lại hải đảo để làm rễ ở một nơi rất thiếu tình người, quanh năm suốt tháng khô cằn với sinh hoạt hẹp hòi của những người áo xanh... Chàng đành làm cánh chim bay không bao giờ trở lại"
(Lâm Tường Dũ - Tình Sử Nhạc Khúc).
No comments:
Post a Comment